Với đầu ra là các siêu thị lớn cùng những quy định khắt khe về tiêu chuẩn nên Hợp tác xã rau an toàn xã Tứ Xã đã áp dụng quy trình trồng và chăm sóc theo kỹ thuật tiên tiến để đảo bảo chất lượng cho sản phẩm của mình.
Vậy để hiểu thêm về quy trình tạo ra sản phẩm rau an toàn này, ngay bây giờ chúng ta cùng theo chân chuyến xe nông nghiệp sạch đến với xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao và cùng hiểu rõ hơn.
Để trồng được rau an toàn và đảm bảo chất lượng thì đất trồng có vai trò rất quan trọng. Trong quá trình làm đất gieo hạt có nhiều điều cần phải lưu ý.
Đất trước khi gieo hạt phải được cày bừa, xới tơi và trộn lẫn với phân chuồng đã được ủ mục và các loại phân vi sinh khác.
Để trồng được rau an toàn và đảm bảo chất lượng thì đất trồng có vai trò rất quan trọng
Sau khi đã chuẩn bị đất xong thì người làm tiến hành gieo hạt. Hạt sẽ được gieo ở những luống đất đã được kẻ sẵn vạch và cứ cách 3 phân là gieo một hạt.
Tiến hành gieo hạt
Điều đặc biệt là nước và đất ở đây phải được mang đi kiểm nghiệm để đảm bảo điều kiện sản xuất rau an toàn.
Nước và đất phải đảm bảo điều kiện sản xuất rau an toàn
Theo anh Nguyễn Văn Nghĩa - Hợp tác xã rau an toàn Tứ Xã thì đối với loại rau an toàn này, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có rất nhiều cách.
Tuy nhiên Hợp tác xã Tứ Xã ưu tiên việc sử dụng các biện pháp sinh học trước sau đó mới sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, Hợp tác xã luôn áp dụng theo quy định của Bộ Nông nghiệp là đúng loại thuốc trên đúng đối tượng cây trồng, đảm bảo đúng thời gian thích nghi.
Với những tiêu chí này, rau khi thu hoạch sẽ không bị sâu mà vẫn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phải được tiến hành theo quy định
Thông thường người dân ở đây sẽ đánh số mỗi thửa ruộng bằng những con số khác nhau để dễ dàng phân biệt theo từng chủ hộ.
Đánh số mỗi thửa ruộng bằng những con số khác nhau
Sau khi đến kỳ thu hoạch, tất cả các sản phẩm rau an toàn sẽ được chuyển về khu sơ chế của Hợp tác xã. Rau sau khi vận chuyển về sẽ được để ráo nước trong vòng một tiếng. Sau đó, người dân sẽ đóng gói, dán tem, nhãn mác và cuối cùng là vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Đóng gói, dán tem, nhãn mác và cuối cùng là vận chuyển đến nơi tiêu thụ
Hiện nay ở Phú Thọ có khoảng 20 hecta trồng rau an toàn, phân bố chủ yếu tại huyện Lâm Thao. Với sản lượng khoảng từ 6 đến 8 tấn/ tháng.
Dự án nổi bật
Tin xem nhiều nhất
Phú Thọ từ lâu đã biết đến là miền…